Nợ xấu: Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu miễn phí tại nhà

Nếu bạn đang vay vốn ngân hàng và chẳng may vì một lý do nào đó mà đóng trễ tiền khi đến hạn vậy thì làm thế nào để kiểm tra nợ xấu. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp dù không vay vốn ở đâu cả nhưng vẫn nhận được thông báo dính nợ xấu? Vậy làm thế nào để tra cứu nợ xấu bằng CMND/CCCD chính xác nhất? Cùng Bienxe.vn tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Tổng hợp 4 cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD chính xác nhất

✅ Cách 1 ⭐ Tra cứu nợ xấu trên website CIC
✅ Cách 2 ⭐ Kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC (Credit Connect)
✅ Cách 3 ⭐ Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng app ngân hàng
✅ Cách 4 ⭐ Kiểm tra nợ xấu trực tiếp tại ngân hàng

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu có thể hiểu là nợ khó đòi khi người đi vay vốn tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng không thể trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng vay mượn trước đó. Các khoản nợ quá hạn thanh toán trên 90 ngày được xem là nợ xấu.

Nguyên nhân bị mắc nợ xấu là do đâu?

Vậy vì sao lại dẫn đến các trường hợp phát sinh nợ xấu, một số lý do phổ biến nhất như:

  • Khách hàng có thể bị đánh cắp thông tin và tiến hành vay vốn tại một ngân hàng, công ty tài chính nào đó mà bạn không hề hay biết. Sau đó khoản vay không được thanh toán và dẫn đến nợ xấu.
  • Do nợ đến hạn mà khách hàng vì một lý do nào đó không thể thanh toán dẫn đến nợ xấu.
  • Do thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn theo quy định.
  • Không thanh toán phí phạt do thanh toán chậm các khoản vay, khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng.
  • Không thanh toán phần thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng đang sử dụng.
  • Không đủ khả năng thanh toán khi sử dụng vượt hạn mức tài khoản thấu chi được cung cấp.
  • Không đảm bảo thanh toán định kỳ các khoản mua trả góp.
  • Liên quan đến kiện tụng do không còn khả năng thanh toán nợ với cá nhân, tổ chức.

Nợ xấu có mấy nhóm?

Hiện nay, nợ xấu được đánh giá và phân loại thành 05 nhóm tùy theo số tiền cũng như thời hạn quá hạn. Cụ thể như sau:

✅ Nhóm 1 ⭐ Nhóm nợ có khả năng thu hồi được. Đây là tập hợp những khoản nợ đủ tiêu chuẩn, khách hàng vay vốn trễ hạn thanh toán từ 1 – 10 ngày so với hợp đồng đã được ký kết.
✅ Nhóm 2 ⭐ Nhóm nợ cần được chú ý. Là những khoản vay vốn bị nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày.
✅ Nhóm 3 ⭐ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Là khoản nợ đã bị trễ thanh toán trong thời hạn từ 30 –  90 ngày.
✅ Nhóm 4 ⭐ Nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn, có thời hạn quá hạn trong khoảng thời gian từ 90 ngày đến 180 ngày.
✅ Nhóm 5 ⭐ Nhóm nợ có khả năng mất vốn với thời hạn trễ thanh toán là hơn 180 ngày so với kỳ hạn của khoản vay được thỏa thuận ban đầu.

Vì sao phải kiểm tra nợ xấu?

Nợ xấu không chỉ gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín mà nó còn để lại nhiều hậu quả trong thời gian dài mà chúng ta không thể lường trước được. Rủi ro lớn nhất đó là khi chúng ta mắc nợ xấu nhóm 5 mà số tiền nợ quá lớn không thể trả được thì khả năng rất cao sẽ bị kiện ra toà và chịu trách nhiệm với pháp luật.

Vì sao phải kiểm tra nợ xấu?
Vì sao phải kiểm tra nợ xấu?

Vì vậy, việc kiểm tra nợ xấu giúp chúng ta phát hiện kịp thời để ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra như đã nói ở trên.

Thủ tục kiểm tra nợ xấu

Có 2 cách phổ biến nhất để kiểm tra nợ xấu đó là kiểm tra nợ xấu trực tiếp tại ngân hàng và tra cứu nợ xấu online. Tuy nhiên, dù là kiểm tra bằng hình thức nào đi chăng nữa thì bạn vẫn cần phải chuẩn bị CMND/CCCD và hình ảnh chụp CMND/CCCD trong một số trường hợp.

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD online miễn phí và chính xác nhất

CIC là ứng dụng gì? Có đáng tin cậy không?

(CIC) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Mục tiêu hoạt động của CIC là hỗ trợ NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD trong hoạt động kinh doanh; hỗ trợ khách hàng vay tiếp cận nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế, xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Cách kiểm tra nợ xấu

Cổng Thông tin kết nối khách hàng vay được CIC nâng cấp và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 7/6/2019, với Cổng thông tin, CIC cung cấp đồng bộ các giải pháp hoàn chỉnh trên website https://cic.gov.vn và ứng dụng trên điện thoại thông minh (Android và iOS) với nhiều tiện ích để kết nối TCTD và khách hàng vay. Khách hàng vay có thể khai thác báo cáo tín dụng của bản thân, đăng ký nhu cầu vay vốn với TCTD, tham khảo kiến thức tài chính hữu ích trên Cổng thông tin. Với TCTD, Cổng thông tin là kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; tìm kiếm và tiếp cận tệp khách hàng vay; tìm hiểu nhu cầu để xây dựng các gói tín dụng phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cách tra cứu nợ xấu trên website CIC

Bước 1: Truy cập web CIC theo đường link https://cic.gov.vn/#/register để đăng ký tài khoản

Bước 1
Bước 1

Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn bao gồm thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân… để đăng ký tài khoản.

Bước 2
Bước 2

Bước 3: Hoàn tất đăng nhập bằng cách nhập mã OTP đã gửi đến số điện thoại mà bạn dùng để đăng ký.

Bước 3
Bước 3

Bước 4: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.

Bước 4
Bước 4

Bước 5: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC (Credit Connect) trên điện thoại

Bên cạnh nền tảng Website hiện nay khách hàng đã có thể tra cứu nợ xấu qua ứng dụng CIC được cài đặt trên điện thoại với 2 hệ điều hành IOS và Android. Các bước kiểm tra nợ xấu trên điện thoại được thực hiện như sau.

Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect) về smartphone của mình

Bước 1
Bước 1

Sau khi tải xong bạn hãy Mở ứng dụng CIC mới vừa tải về điện thoại của bạn lên để tiến hành việc tra cứu nợ xấu.

Bước 2: Trong trường hợp đã có tài khoản bạn chỉ cần đăng nhập bằng cách điền thông tin. Nếu chưa, hãy đăng ký tài khoản bằng các nhập các thông tin bao gồm:

  • Họ và tên theo số CMND
  • Số điện thoại
  • Mật khẩu
Bước 2
Bước 2

Bước 3: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.

Bước 3
Bước 3

Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

Kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng ứng dụng ngân hàng

Một số ngân hàng có cung cấp dịch vụ đăng ký vay vốn online, thông qua các app của mình. Và đây cũng là kênh thông tin giúp kiểm tra nợ xấu là gì vô cùng hiệu quả. Các bước kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng app ngân hàng như sau:

  • Bước 1: Đăng ký vay vốn online tại app ngân hàng.
  • Bước 2: Cung cấp các thông tin cá nhân, số CMND, ảnh chụp mặt trước và mặt sau của CMND để Ngân hàng xác minh. Ngoài ra, thông tin về CMND cũng là cơ sở để giúp các giao dịch viên kiểm tra tình trạng nợ xấu giúp bạn.
  • Bước 3: Khi có kết quả, nhân viên sẽ thông báo đến cho bạn qua email hoặc qua mục thông báo tại app.

Kiểm tra nợ xấu trực tiếp tại ngân hàng

Việc kiểm tra nợ xấu bằng CMND ở ngân hàng sẽ chi tiết hơn ở các công ty tài chính. Vì thế, bạn có thể nhờ nhân viên tín dụng ngân hàng hỗ trợ trong phần kiểm tra nợ xấu CIC khi bạn đăng ký nộp hồ sơ mở thẻ tín dụng hay vay vốn trực tiếp tại ngân hàng.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay tiền hay mở thẻ tín dụng nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin hồ sơ thông qua CMND của khách hàng. Sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra nợ xấu bằng CMND của khách hàng để đưa ra đánh giá trước khi phê duyệt.

Như thường lệ thì khoảng 24h là khách hàng sẽ nhận được thông báo về kết quả kiểm định hồ sơ của mình kèm kết quả nợ xấu chính xác trong thời gian là 5 năm gần nhất.

Tuy nhiên, khách hàng cũng nên lưu tâm đến vấn đề này, đó là với phương thức này khách hàng sẽ nhận được kết quả kiểm tra nợ xấu chính xác nhất nhưng có vẻ đây là phương thức tốn nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sợ và chờ báo cáo về từ nhân viên ngân hàng.

Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD có mất phí không?

Tùy theo ngân hàng hay đơn vị hỗ trợ kiểm tra nợ xấu thì sẽ phát sinh một khoản phí dịch vụ khi kiểm tra nợ xấu. Tuy nhiên cũng có một số ứng dụng điện thoại cho phép bạn tra cứu nợ xấu với độ chính xác cao. Còn lại hầu hết các dịch vụ kiểm tra CIC hiện nay đều có thu phí.

Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD thông tin có đúng và an toàn không?

Thông tin trả về khi kiểm tra nợ xấu bằng CMND là hoàn toàn chính xác. Bởi vì mỗi cá nhân chỉ có 1 số CMND/CCCD và được lưu lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC do đó thông tin trả về sẽ là đúng với số CMND đó.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo an toàn nhất thì có thể chọn phương án kiểm tra nợ xấu bằng CMND tại ngân hàng.

Làm sao để xóa nợ xấu?

Xóa nợ xấu là việc làm rất cần thiết để bạn tăng khả năng tiếp cận sản phẩm tài chính. Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn đã vay để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.

Các biện pháp cụ thể sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nợ xấu và xóa lịch sử nợ xấu của mình trên hệ thống:

  • Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế, thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn tốt hơn.
  • Phân bổ tài chính để tất toán những khoản vay trên 10 triệu: Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng và theo quy định thì sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng.
  • Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp bạn nhận thông báo kịp thời, tránh nợ xấu nhóm 2 rơi tiếp vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, vì các nhóm nợ xấu này mất đến 5 năm mới có thể xóa được.

Thời gian để được xóa nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu khác nhau. Những cấp độ này được đánh giá phân loại theo nhóm bởi Trung tâm tín dụng CIC. Cụ thể như sau:

  • Nợ xấu nhóm 1: Được cấp vốn ngay.
  • Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm (sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).
  • Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

Lưu ý để tránh nợ xấu ngân hàng bạn nên biết

Không ai muốn mình phải thực hiện tra cứu nợ xấu ngân hàng cả. Vì thế để có thể tránh được vấn đề nợ xấu ngân hàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không nên đứng ra vay vốn giùm hoặc bảo lãnh vay vốn cho người khác. Trường hợp nếu đứng ra vay giùm, cho mượn CMND hoặc bảo lãnh vay cần thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc người vay trả nợ đúng hạn
  • Nếu vay tiền online tại các app vay tiền thì nhớ kỹ thời gian thanh toán nợ, thanh toán khoản vay đúng hạn, hoặc trễ không quá 10 ngày.
  • Bảo quản kỹ điện thoại của mình để tránh tình trạng thông tin tín dụng bị đánh cắp
  • Không tùy tiện cung cấp thông tin cá nhân cho người khác hoặc trên các trang mạng Internet
  • Hãy bỏ ngay suy nghĩ “Vay đằng nào cũng trả, miễn không cướp là được, trả chậm cũng có sao đâu”, điều này cực kỳ nguy hiểm.
  • Mặc dù khi vay thế chấp sổ đỏ, bạn có tài sản cầm cố nhưng nếu không trả đúng hạn vẫn có thể bị nợ xấu.

Kết luận

Nội dung bài viết này Bienxe.vn đã hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu online một cách chi tiết nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này hãy để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp. Xin cảm ơn!


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *